2 nguyên tắc đặc biệt quan trọng khi thiết kế hệ thống điện trong nhà

An toàn về điện luôn là mối quan tâm bậc nhất của mọi gia chủ. Để đảm bảo an toàn cho mọi người thân trong gia đình bạn, khâu đầu tiên quan trọng nhất chính là thiết kế hệ thống điện sao cho đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 nguyên tắc vàng trong thiết kế hệ thống điện trong nhà đảm bảo an toàn nhất.

Tuân thủ chặt chẽ các bước thiết kế hệ thống điện trong nhà

Để đảm bảo an toàn, khâu đầu tiên chúng ta cần tuân thủ chặt chẽ tất cả các bước thiết kế hệ thống điện trong nhà để đảm bảo tính toán, hạn chế được ở mức tối đa cả những bất tiện, nguy cơ chập cháy trong quá trình sử dụng do quá trình thiết kế không đúng.
Đảm bảo tuân thủ các bước thiết kế, đảm bảo an toàn cho cuộc sống
Các bước tính toán, thiết kế cho hệ thống điện trong nhà đảm bảo quy trình nhất bao gồm:
B1: Tính toán yêu cầu sử dụng, phương án sử dụng các thiết bị điện
B2: Tính toán và thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp cho từng không gian
B3: Tính toán và thiết kế hệ thống ổ cắm điện tiện lợi, an toàn
B4: Tính toán phụ tải
B5: Tính toán máy phát điện, máy biến áp cần lắp đặt
B6: Tính toán dây dẫn và thiết bị đóng cắt đề phòng sự cố
B7: Tính toán và thiết kế tụ bù, tủ bù
B8: Tính toán và thiết kế nối đất cho các thiết bị điện
B9: Tính toán và thiết kế chống sét
B10: Thống kê vật tư và thiết bị
Mỗi bước tính toán, thiết kế đều có vai trò quan trọng riêng không thể bỏ qua. Trong quá trình thiết kế các gia chủ cần hết sức chú ý để điều chỉnh vị trí lắp đặt các thiết bị điện, ổ điện, đèn chiếu sáng sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình để đem lại sự thoải mái, tiện nghi nhất trong tương lai.

Đảm bảo tuân thủ các quy định, các chú ý khi thiết kế hệ thống điện

Để đảm bảo an toàn và tiện nghi cho người sử dụng thì việc tuân thủ các quy định, chú ý trong thiết kế hệ thống điện trong nhà là vô cùng cần thiết. Chỉ một sự chủ quan nhỏ cũng có thể gây ra tác hại khôn lường sau này.
Tuân thủ đúng quy tắc, đảm bảo an toàn điện khi thiết kế
Khi thiết kế, chủ nhà và các kỹ sư cần lưu ý:
1. Nếu nhà có hộp kỹ thuật thì đi đường dây cấp điện trong hộp. Trong trường hợp không có hộp kỹ thuật thì phải đi theo trục cầu thanh, không được đi qua các phòng.
2. Sử dụng ống cách điện khi phải đi dây điện qua móng, tường, sàn, các vị trí kín (Ống cách điện cần được đặt dốc sao cho dễ thoát nước).
3. Thiết kế đường dây điện tránh các vị trí thường hay khoan, đóng đinh trong quá trình sử dụng, lắp đặt các thiết bị nhà.
4. Hạn chế tối đa các đường điện giao nhanh, tránh chập cháy.
5. Sử dụng dây điện loại tốt được đặt trong các ống nhựa hoặc ống cách điện chuyên dụng khi đi dây điện trong tường.
6. Ổ cắm điện cần cao cách sàn 1,5m và được đặt ở vị trí khô thoáng, ổ cắm phải đặt xa các bộ phận kim loại có tiếp xúc với mặt đất (Trường hợp ổ điện đặt trong hốc tường thì có thể điều chỉnh độ cao xuống còn 0,4m).
7. Lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho các thiết bị điện trong nhà.
8. Cần bố trí một cầu dao tổng tại nơi tiện dụng để ngắt điện khi có sự cố bất ngờ.
9. Thiết kế hệ thống dây nối đấy đúng quy định.

Hãy tuân thủ 2 nguyên tắc vàng trong thiết kế hệ thống điện để đảm bảo mang lại sự an toàn cao nhất cho mọi người thân trong gia đình. 

Nhận xét