Bạn có bao giờ thắc mắc các bộ phận của nồi cơm điện bạn cẫn dùng hàng ngày?

Cuộc sống ngày càng bộn bề và mỗi gia đình hầu như đều sở hữu một nồi cơm điện nhỏ xinh và tiện lợi cho việc nấu cơm. Và đã bao giờ bạn thắc mắc các bộ phận của nồi cơm điện được cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo của nồi cơm điện
Cấu tạo của nồi cơm điện 

Các bộ phận của nồi cơm điện bao gồm các phần chính sau:

Thân nồi: có tác dụng bảo vệ xoong tránh bị va đập đồng thời cũng là bộ phận giữ nhiệt giúp cơm được ấm. Với những nồi ngày nay, thân nồi thường có 3 lớp. Lớp trong cùng tiếp xúc với xoong có tác dụng tỏa nhiệt tạo sức ấm đều cho xoong. Lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt, sẽ là bộ phận quan trọng giữ nhiệt cho nồi. Lớp ngoài cùng là lớp vỏ nồi, mang lại vẻ đẹp cho chiếc nồi, thường được làm từ thép chống gỉ, chịu nhiệt.

Mâm nhiệt hay cảm ứng từ (đối với nồi cao cấp): Đây là bộ phận chính tạo nhiệt độ nấu ăn cho nồi cơm. Một mâm điện đạt tiêu chuẩn cần phải có các rãnh truyền nhiệt, giúp truyền đều nhiệt dưới đáy xong. Giúp cơm được chín đều. Mâm nhiệt được thiết kế bám sát xoong tạo nên hiệu suất nấu cơm cao hơn.
Đối với dòng nồi cao cấp sử dụng cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc thông qua mâm nhiệt, mà làm nóng trực tiếp lòng nồi . Cảm biến nhiệt giúp điều chỉnh chính xác nhiệt độ nấu bất kể lượng nước trong nồi nhiều hay ít giúp cơm không bị khô hay nhão.

Tiếp đến là xoong hay còn gọi là lõi nồi, xoong là bộ phận có chức năng nấu cơm trực tiếp, thiết kế xoong ngày nay có nhiều thay đổi. Xoong nhẹ hơn, được làm từ hợp kim nhôm, nhẹ hơn, chịu nhiệt tốt hơn.
Đối với dòng sản phẩm cao cấp thì lòng nồi cũng phải bằng gang hoặc hợp kim có Inox bởi vì đun nóng bằng cảm ứng từ.
Ngoài ra, xoong còn được phủ lớp chống dính giúp cơm nấu không bị dính nồi, hạt cơm sẽ đều hơn và bạn dễ dàng cọ rửa, lau chùi.

Cần gạt hay bảng điều khiển LCD
Cần gạt chính là cái nẫy kim loại có cấu tạo như một chiếc đồn bẩy. Một đầu của nó thò ra ngoài vỏ và gắn nút nhựa (chính lá nút chúng ta hay nhấn nối cơm) nhằm mục đích chọn chức năng nấu “cook” hay “keep warm”
Bảng điều khiển với màn hình LCD để chọn các chế độ nấu đối với nồi thông minh như nồi cơm điện tử hoặc nồi cơm điện Nhật Bản cao tần.

Công tắc từ cảm biến: khi chúng ta bỏ xoong vào trong nồi vẫn nhìn thấy một cái núm hình trụ ở giữa nồi có thể nhấn lên nhấn xuống thì chính là nó. Nó có nhiệm vụ nhận biết thời điểm cơm cạn nước.

Một số bộ phần khác:
Tiếp điểm công tắc: đóng vai trò như một công tắc
Ổ cắm: là nơi để cắm dây nguồn cấp điện cho nồi cơm điện.
Công tắc từ cảm biến: khi chúng ta bỏ xoong vào trong nồi vẫn nhìn thấy một cái núm hình trụ ở giữa nồi có thể nhấn lên nhấn xuống thì chính là nó. Nó có nhiệm vụ nhận biết thời điểm cơm cạn nước.
Dây đốt nóng phụ: dây này sẽ có chức năng ủ ấm khi cơm chín và nhảy về nấc “keep warm”

Một số phụ kiện đi kèm như khay hấp, thìa, cốc đong.
Nồi cơm điện ngày nay còn được trang bị thêm những thiết bị hiện đại như: kết nối thiết bị ngoại vi, bộ điều khiển thông minh (anroid), điều khiển đồng bộ cùng hệ thống. Những nồi cơm điện này sẽ tự động báo khi cơm chín, tự động bật tắt theo thiết đặt của người dùng. Vậy nên thiết kế cũng tinh vi hơn nhưng cũng bao gồm các bộ phận chính như trên.

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện.
Hình ảnh có liên quan
Nồi cơm điện cơ
Khi cắmm điện nguồn vào ổ cắm thì nồi cơm điện đã có điện để sẵn sàng hoạt động. Ta nhấn nút nấu cơm, ấn cần gạt truyền chuyển động làm công tắc từ bị nhấn lên và bị hút chặt bởi nam châm trong nó lên cần gạt được giữ nguyên vị trí dù ta có nhả tay ra. Khi cần gạt được giữ ở vị trí này thì tiếp điểm công tăc chập vào nhau dẫn điện cho mâm nhiệt làm nóng nồi cơm. Khi cơm bắt đầu cạn nước và đến một nhiệt độ đủ để làm cơm chín thì công tắc nhả chốt ra đẩy cần gạt lên trên. Cần gạt bị đẩy lên trên tiếp tục tác động vào tiếp điểm công tắc làm tiếp điểm này mở ra. Khi tiếp điểm này mở ra thì mâm nhiệt được mắc nối tiếp với dây đốt nóng phụ chuyển sang chế độ ủ cơm. Sở dĩ ở chế độ ủ nhiệt sinh ra ít hơn vì dây đốt nóng phụ có điện trở lớn lên dòng qua nó không cao, chỉ đủ làm ấm nồi thôi. Như vậy có nghĩa là mặc định khi chưa nhấn nấu thì nồi cơm điện cơ được thiết kế luôn ở chế độ ủ và làm ấm nồi vì thế nếu không có thức ăn trong nồi thì chúng ta rút dây nguồn ra để tiết kiệm điện.

Hi vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện.


Nhận xét