Các thành phần cơ bản trong hệ thống điện gia đình bạn cần biết

Khi thiết kế một ngôi nhà mới, hệ thống điện luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thiết kế được một hệ thống điện gia đình vừa tiện lợi lại hoàn chỉnh cho cả hiện tại và nhu cầu tương lai. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những thành phần chính trong hệ thống điện mọi gia đình đều đã và sẽ cần để bạn có thể thiết kế cho gia đình mình một hệ thống điện tốt nhất, tránh việc phải sửa chữa sau này.

Nguồn điện trong hệ thống điện gia đình

Nguồn điện trong hệ thống điện gia đình bao gồm hai loại là nguồn điện chính và nguồn điện phụ tăng cường đề phòng sự cố mất điện.
Nguồn điện chính là nơi đầu tiên tiếp nhận điện từ điện lưới vào nhà. Đây cũng thường sẽ là điểm chúng ta đi các đường tín hiệu khác phục vụ cuộc sống như đường internet, đường truyền hình cáp, đường điện thoại, ... Chính vì vậy thông thường nguồn điện chính sẽ được bố trí tại tầng hai của nhà.
Từ nguồn chính chúng ta cần thiết kế đường dây điện với khả năng truyền tải điện lớn xuyên suốt trong nhà để cung cấp điện năng đủ mạnh cho các thiết bị điện có công suất, mức tiêu thụ điện lớn như lò nướng, tủ lạnh, điều hòa, bình nước nóng, ...
Nguồn điện trong hệ thống lưới điện gia đình
Nguồn phụ là nguồn điện dự phòng để cung cấp cho các thiết bị chiếu sáng, các thiết bị thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày khi trường hợp mất điện xảy ra. Nguồn phụ thường chỉ có thể đáp ứng được các thiết bị có mức tiêu thụ điện thấp. Chính vì vậy bạn cần xây dựng nguồn phụ với hệ thống dây riêng để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.
Khi thiết kế nhà cần chú ý đưa đường dây của nguồn phụ ở cả vị trí dự kiến đặt máy phát điện dự phòng và cả bên ngoài nơi có thể tương lai sẽ lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời. Nguồn phụ cần thiết kế độc lập với đường điện chính nhưng vẫn phải đảm bảo được thiết kế tới mọi nơi trong nhà.

Chuông điện trong hệ thống điện gia đình

Ngày nay chuông điện đã trở thành một trong những phần thiết yếu trong hệ thống điện gia đình. Đối với những căn nhà có hệ thống cách âm tốt, cách duy nhất để khách đến chơi liên hệ với chủ nhà chính là thông qua chiếc chuông điện ngoài cửa hoặc ngoài cổng.
Chính vì vậy, khi thiết kế hệ thống điện bạn đừng bỏ quên mất đường điện cung cấp cho thiết bị quan trọng này, để khắc phục cực kỳ khó khăn đó.

Đèn cổng, đèn ngoài hiên nhà

Tô thắm vẻ đẹp ngôi nhà Việt 
Ngày nay đèn cổng và đèn ngoài hiên nhà không chỉ có chức năng chiếu sáng, nó còn là một vật dụng trang trí hết sức quan trọng để tô thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn.

Hệ thống Camera giám sát trong hệ thống điện gia đình

Ngày nay hệ thống Camera giám sát là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống điện gia đình. Đây chính là cánh cửa bảo vệ đầu tiên giúp bạn giám sát, ngăn chặn những kẻ tò mò muốn đột nhập vào không gian riêng của gia đình bạn.
Khi thiết kế hệ thống điện cần chú ý chọn vị trí đặt Camera giám sát sao cho có tầm nhìn tốt và kiến đáo.

Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí  

Hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà
Gia chủ cần lưu ý thiết kế vị trí đèn chiếu sáng, đèn trang trí sao cho mang lại cho gia đình không gian sinh hoạt ấm cúng, thoải mái nhưng vẫn mang đến sự thẩm mỹ, hiện đại và sang trọng.
Tùy thuộc vào từng khu vực không gian, bạn có thể lựa chọn vị trí và loại đèn chiếu sáng, đèn trang trí sao cho phù hợp nhất,

Hệ thống điện cho gia đình dành cho các thiết bị sinh hoạt

Để thiết kế nên một hệ thống điện cho gia đình hoàn chỉnh, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của cuộc sống thì không thể nào thiếu hệ thống điện cho các thiết bị gia dụng như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, thiết bị giải trí, ...
Việc thiết kế lắp đặt bố trí cần hợp lý và được tính toán cả cho nhu cầu của cả gia đình trong tương lai sẽ phát sinh. Ví dụ như: Lắp đặt điều hòa, ti vi tại các phòng ngủ, ...

Mong rằng với những kiến thức cơ bản về hệ thống điện gia đình trên đây, bạn sẽ có thể lên ý tưởng và thiết kế được một hệ thống điện tiện nghi, hoàn thiện nhất cho gia đình mình.

Nhận xét