MẸO DÙNG ĐIỀU HÒA TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG NGÀY NẮNG NÓNG

Bất kể thời tiết nắng nóng hay như thế nào thì việc sở hữu một chiếc điều hòa nhiệt độ quả là điều lý tưởng cho mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm điện chính là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Vậy làm thế nào để chúng ta vừa có thể dùng điều hòa thường xuyên mà không lo về vấn đề hao tốn năng lượng điện?

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn dùng điều hòa tiết kiệm điện, Chỉ cần bạn áp dụng những mẹo nhỏ này, bạn có thể sử dụng điều hòa "thả phanh" mà không phải lo tiền điện.

Chọn chế độ “Dry”:

 Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh) sang chế độ “Dry” (trừ ẩm). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi rất nhiều lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.

Chuyển chế độ từ Cool sang chế độ Dry

Trên thực tế, phương pháp này tiết kiệm điện bởi khi hoạt động ở chế độ Cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng. Điện năng cho hoạt động này của điều hòa là khá nhiều. Trong khi đó, nếu ở chế độ Dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn. Chế độ này tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát.

Giảm tối thiểu việc trao đổi nhiệt với bên ngoài môi trường

Cửa kính: 

Cửa kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cửa kính cách nhiệt cũng có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào thì cửa kính sẽ hấp thụ nhiệt. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.

Giảm tối thiểu việc trao đổi nhiệt với bên ngoài- cửa kính


Phòng lắp điều hoà nên để diện tích cửa sổ kính nhỏ, có 2 lớp kính càng tốt. Cửa kính cần thiết kế được che nắng phía ngoài nhà.

Chọn màu sáng: 

Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi màu trắng. Cửa sổ phòng cũng nên treo mành, rèm màu sáng

Phòng kín nhưng cũng cần trao đổi không khí: 

Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát "hơi" lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Khoảng 15 - 30 phút nên mở cửa phòng để "đuổi" bớt không khí "tù hãm" trong phòng và "hứng" khí sạch từ bên ngoài.

Chọn điều hòa tiết kiệm điện: 

Đây cũng được coi là 1 cách hữu hiệu vậy trước khi mua điều hòa bạn nên tìm hiểu cách thông số kỹ thuật cũng như nguồn điện năng tiêu thụ của máy để có sự lựa chọn tốt nhất về chất lượng, và hơn thế nữa khi sử dụng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm điện năng tránh ảnh hưởng về tài chính kinh tế của bạn.

Tiết kiệm điện trong lắp đặt: 

Chọn vị trí lắp đặt dàn nóng sao cho không bị nắng chiếu vào. Hướng tốt nhất là hướng Bắc, tiếp sau đó là hướng Nam, hướng Đông và Tây. Nếu lắp ở hướng Nam, Đông hoặc Tây nên có mái che nắng, nhưng mái không được ảnh hưởng tới gió vào và ra khỏi dàn nóng.

Ở những nơi có nhiều gió không được lắp dàn đối diện với hướng gió. Tốt nhất là quạt thổi vuông góc với hướng gió. Ngoài ra, dàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều dàn nóng, gió nóng không được quẩn từ dàn này sang dàn kia.

Thiết kế vị trí lắp đặt đan nóng hợp lý


Chọn vị trí lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh càng gần nhau càng tốt để đường ống ga là ngắn nhất và độ cao chênh lệch giữa 2 dàn là nhỏ nhất. Máy điều hoà cũng giống như bơm nước, đường ống càng dài độ cao càng lớn thì điện tiêu tốn càng nhiều trong khi nước bơm được càng ít.

Sử dụng một cách hợp lý nhất giúp tiết kiệm điện đạt mức tối đa.

Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải 

Chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy lạnh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10oC là được.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp


Hãy tắt máy điều hoà khi ra khỏi phòng, tắt bằng điều khiển từ xa, sau đó ngắt áp tômát. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W.

Chỉnh hướng gió

Ở điều hòa có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...). Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.

Thường xuyên vệ sinh điều hòa

Cũng là 1 trong những cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện nhất, Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh do đó cũng ảnh hưởng đến một phần không nhỏ tới việc tiêu thụ điện năng của điều hòa.

Thường xuyên vệ sinh điều hòa



Ngoài ra chúng ta không nên tắt/bật điều hòa nhiều lần như vậy sẽ làm hao tổn năng lượng điện rất nhiều, bởi vì khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. 

Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được và thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền. Theo lời khuyên, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.


Nhận xét