Trong đời sống hằng ngày, đôi khi do sơ suất hoặc những nguyên nhân chủ quan từ bản thân trong quá trình sử dụng điện chúng ta có thể phải đối mặt với tai nạn điện. Những hoàn cảnh không may này, có những kỹ năng sơ cứu tai nạn điện sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc giữ tính mạng và sức khỏe người bị nạn.
Nguyên nhân gây ra tai nạn điện
Thiếu hiểu biết về an toàn điện
Không tuân thủ các quy tắc về an toàn điện
Những nguyên nhân khách quan khác do thời tiết, sấm chớp làm chập cháy hệ thống điện
Phản ứng sinh lý khi dòng điện đi qua cơ thể người
Thông thường dòng điện khoảng 100[mA] là nguyên nhân gây chết người, tuy nhiên tùy theo sức khỏe của nạn nhân cũng có khi dòng điện (5 - 10)[mA] đã gây tử vong
Khi dòng điện đi qua cơ thể sẽ hủy hoại cơ quan thần kinh, làm tê liệt cơ bắp
Hủy hoại cơ quan hô hấp, sung màng phổi
Hủy hoại cơ quan tuần hoàn máu
Thời gian điện giật càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp da bị nóng dần lên và lớp sừng trên da sẽ bị chọc thủng. Điều này cũng có nghĩa là tác hại của dòng điện với cơ thể người càng tăng lên.
Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn, thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp tim đập.
Điện giật sẽ dẫn đến 2 thương tổn là bỏng và ảnh hưởng đến các mô bên trong.
Tùy từng mức độ, nạn nhân có thể ngất rồi tỉnh lại, cũng có thể ngất rồi sau đó ngưng tim, ngưng thở, nếu không sơ cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
![]() |
Những kỹ năng sơ cứu người gặp tai nạn trong quá trình sử dụng điện |
Quy trình cứu người bệnh bị điện giật:
- Tắt cầu dao và nhanh chóng gọi cơ quan chức năng (cấp cứu và ngành điện);
- Ở vị trí cách điện, sử dụng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện;
- Sơ cứu: hô hấp nhân tạo.
Người tiến hành sơ cứu phải mang găng tay cao su hoặc quấn bao nilon, vải khô, đi dép khô, đứng nơi khô ráo để cắt nguồn điện.
Áp má vào mũi nạn nhân để kiểm tra xem còn thờ hay không, kiểm tra lồng ngực xem có di động hay không. Dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ để kiểm tra xong mạch có đập không.
+ Trường hợp nạn nhân còn tỉnh:
- Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí trên cơ thể, nếu như có tổn thương ở cổ và đốt sống lưng mà không được sơ cứu kịp thời rất có thể dẫn đến tình trạng liệt sau này
- Trấn an tinh thần nạn nhân
+ Trường hợp nạn nhân ngưng thở, ngừng tim
Trong trường hợp này phải tích cực hô hấp nhân tạo kịp thời và đúng cách trong những phút đầu tiên. Trong lúc này cần tiến hành hà hơi thở ngạt và nhấn tim.
Thao tác nhấn tim, hà hơi thổi ngạt: Để tay giữa ngực bệnh nhân, giữ bằng ức bàn tay, nhấn tim liên tục khoảng 100 lần/ phút liên tục không dừng lại cho đến khi bệnh nhân thở lại được. Trong lúc nhấn tim thực hiện hà hơi thổi ngạt 7,8 lần/ phút.
Lưu ý khi thực hiện sơ cứu hà hơi thổi ngạt phải để nạn nhân ở nơi thoáng đãng, bề mặt nền cứng.
Sau quá trình sơ cứu chuyển bệnh nhân vào bệnh viện để theo dõi.
Với trường hợp nạn nhân bị tổn thương bỏng không nên tạt nước, xoa dầu, cạo gió.
Nhận xét
Đăng nhận xét