Trong cuộc sống công
nghệ vô cùng phát triển, nhu cầu sử dụng vật chất- tinh thần không ngừng tăng
cao để kịp xu hướng thời đại, cũng như giảm áp lực, nâng cao đời sống tinh thần
tốt hơn. Tủ lạnh là món quà thiết yếu của mỗi gia đình. Có ai còn băn khoăn tủ
lạnh hoạt động như thế nào không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra cơ chế tủ lạnh
hoạt động như thế nào, để tránh những sai xót, sự cố có thể xảy ra.
Như chúng ta đã biết tủ
lạnh với rất nhiều mẫu mã, kích thước, kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, tủ lạnh
đều có cấu tạo và hoạt động cơ bản giống nhau.
Cấu tạo của tủ lạnh
Hệ
thống lạnh của tủ lạnh có hai phần trao đổi nhiệt: bộ phận thu nhiệt trong tủ
(dàn lạnh) và bộ phận toả nhiệt ở bên ngoài tủ (dàn nóng).
Vỏ tủ lạnh được chế tạo thành hai lớp, giữa hai lớp có đệm chất cách nhiệt để hạn chế trao đổi nhiệt giữa trong và ngoài tủ.
Vỏ tủ lạnh được chế tạo thành hai lớp, giữa hai lớp có đệm chất cách nhiệt để hạn chế trao đổi nhiệt giữa trong và ngoài tủ.
Theo nguyên tắc thu nhiệt và toả nhiệt, tủ lạnh
chia thành 3 loại:
Loại
nén khí,
Loại
hấp thụ
Loại
cặp nhiệt điện
Về
các bộ phận của tủ lạnh được chia như sau:
- Block (máy nén): Máy nén là một trong hai
pittong dùng cơ cấu quay tay truyền biến chuyển động thành chuyển động tịnh tiến
qua lại của pittong, hút hết môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, duy trì áp suất
cần thiết. Nén áp suất bay hơi lên, áp suất ngưng tụ, đi vào dàn ngưng.
- Dàn ngưng: Được lắp một đầu vào đầu đẩy của block, đầu còn lại lắp vào phin sấy lọc trước khi nối vào ống mao .Thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát.
- Dàn ngưng: Được lắp một đầu vào đầu đẩy của block, đầu còn lại lắp vào phin sấy lọc trước khi nối vào ống mao .Thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát.
- Dàn bay hơi: Đây là thiết bị trao đổi
nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Thiết
bị này sẽ thu nhiệt của môi trường lạnh và sôi ở nhiệt độ thấp. Được lắp sau ống
mao hoặc van tiết lưu, trước block.
Dàn bay hơi phổ biến là
kiểu tấm có bố trí các rãnh cho môi chất lạnh tuần hoàn. Không khí bên ngoài đối
lưu tự nhiên, vật liệu là thép không gỉ hoặc nhôm. Dàn bay hơi kiểu tấm bằng
nhôm được chế tạo giống như dàn ngưng kiểu tấm bằng nhôm.
- Khí gas: Là chất lỏng dễ bay hơi, tạo ra nhiệt độ lạnh bên trong tủ lạnh. Nhiệt độ bay hơi là khoảng -320C. Thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam là gas 134a.
- Khí gas: Là chất lỏng dễ bay hơi, tạo ra nhiệt độ lạnh bên trong tủ lạnh. Nhiệt độ bay hơi là khoảng -320C. Thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam là gas 134a.
![]() |
Cấu tạo của tủ lạnh |
Cơ chế sử dụng chất trao đổi nhiệt với môi trường tủ lạnh.
Như chúng ta đã biết,ba trạng thái mà ta thường
thấy nhất của một vật bất kỳ là rắn, lỏng và khí. Một vật có thể tồn tại cả 3
trạng thái trên chỉ cần thu hay tỏa nhiệt. Tủ lạnh cũng hoạt động dựa trên
cơ chế sử dụng chất trao đổi nhiệt với môi trường (Amoniac hoặc CFC). Các chất
này được một máy nén khí biến thành dạng lỏng, rồi được máy bơm vào tủ lạnh.
Trong quá trình bay hơi chúng sẽ lấy nhiệt trong tủ làm nhiệt độ giảm xuống.
Sau đó chúng quay lại bình chứa dưới dạng khí và được máy nén làm hóa lỏng trở
lại. Phải bảo đảm các chất khí không được truyền vào trong tủ lạnh, để tránh
tình trạng ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, mọi người sử dụng các chất khí không có hại
cho môi trường và đảm bảo sức khỏe cho mỗi chúng ta, tránh ngộ độc thực phẩm.
Các nguyên lý hoạt động của tủ lạnh.
Khi chúng
ta hiểu được nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, thì việc tủ lạnh hoạt động như thế
nào, chúng ta rất dễ xử lý khi gặp bất cứ sự cố nào. Với nguyên lý hoạt động,
có thể tóm tắt ở 4 bước như sau:
Bước 1: Nén khí ga(môi chất lạnh) tại dàn nén.
Bước 1: Nén khí ga(môi chất lạnh) tại dàn nén.
Tủ lạnh có một máy nén dùng để nén môi chất
làm lạnh lên áp suất cao và nhiệt độ cao, lúc này trạng thái môi chất ở thể
khí.
B2.
Ngưng tụ ại dàn nóng:
Sau khi đi qua máy nén, môi chất được đẩy tới
dàn nóng tại đây môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và
ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp. Tại đây diễn ra quá
trình tỏa nhiệt để ngưng tụ, chính vì vậy khi bạn sờ tay vào bên hông tủ nơi
đặt dàn ngưng tụ bạn sẽ cảm thấy nóng.
B3.
Dãn nở:
Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua
thiết bị dãn nở (van tiết lưu) dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất biến từ
áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp
B4.
Hóa hơi tại dàn lạnh.
Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không
khí trong tủ lạnh để hóa hơi, trong quá trình hóa hơi môi chất sẽ thu nhiệt của
không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh. Sau khi hóa hơi
thì môi chất lạnh (khí gas) sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới.
Đây là chu
trình hoạt động theo vòng tròn khép kín. Các chu kỳ được lặp đi lặp lại như vậy. Đó cũng
là nguyên nhân khoảng 15 phút bạn lại nghe máy kêu ro ro một lần. Và bạn có thể
yên tâm là không có vấn đề trục trặc gì xảy ra với tủ lạnh nhà mình.
Bên cạnh nguyên lí chung thì mỗi loại tủ lạnh lại có công
nghệ làm lạnh, công nghệ khử mùi khác nhau tạo ra đặc điểm riêng, chất lượng
riêng của từng loại tủ lạnh. Mỗi loại đều có một thông tin riêng. Để cân
nhắc nên mua tủ lạnh hãng nào, mua tủ lạnh loại nào thì bạn cần tìm
hiểu kĩ hơn là chỉ biết nguyên lí hoạt động của tủ lạnh
Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu rõ được tủ lạnh hoạt
động như thế nào, để từ đó nắm bắt được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động
của tủ lạnh sẽ giúp bạn sử dụng tủ lạnh hiệu quả, an toàn. Điều này giúp gia đình yên tâm hơn khi sử dụng tủ lạnh, chúng
ta cũng chính là “bác sĩ” cho chính chiếc tủ lạnh của chúng ta khi đọc xong bài
viết này.
Nhận xét
Đăng nhận xét