Dịch thuật là một ngành nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng và vốn kiến thức sâu rộng, luôn cập nhập và học hỏi mỗi ngày. Chính vì vậy, việc nắm vững những phương pháp dịch thuật là một sự cần thiết trong quá trình tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng dịch thuật, giúp việc dịch thuật trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết 8 phương pháp dịch thuật và ví dụ dưới đây nhé!
Phương pháp dịch thuật ngữ pháp (Grammar translation)
Đây là phương pháp khá cơ bản, dịch dựa theo cấu trúc ngữ pháp của câu gốc. Muốn dịch theo phương pháp dựa trên ngữ pháp, người dịch cần phải nắm vững ngữ pháp và nhận định được các thành tố/cấu trúc của một câu.
Ví dụ: The teacher elected me the monitor.
⇨ Thầy giáo bổ nhiệm tôi làm lớp trưởng.
Phân tích câu gốc thấy: Chủ ngữ (S) là The teacher. Động từ chính (V) là elected. Tân ngữ chính (Object) là mẹ, tân ngữ phụ là the monitor.
Phương pháp dịch thuật từ đối từ (Word-for-word translation)
Đây là một trong 8 phương pháp dịch thuật và ví dụ mà Vinasite muốn giới thiệu đến mọi người. Ở phương pháp này, người dịch sẽ tiến hành đổi ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch bằng cách dịch tuần tự: từ sang từ, vế sang vế và câu sang câu. Phương pháp dịch thuật này chỉ hữu hiệu khi cả câu gốc và câu đích có sự tương đồng về mặt cấu trúc câu giữa hai ngôn ngữ. Ví dụ trong trường hợp dịch thuật tiếng Anh, câu gốc là câu bị động thì việc áp dụng phương pháp này khi tiến hành dịch sang tiếng Việt sẽ không khả quan lắm bởi thông thường, người Việt quen nói câu chủ động hơn câu bị động.
Ví dụ: There is a man at the end of the road.
⇨ Có người đàn ông ở cuối đường.
Phương pháp dịch thuật nguyên văn (Literal translation)
Phương pháp dịch thuật nguyên văn có nghĩa là cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ gốc sẽ được chuyển sang cấu trúc gần nhất của ngôn ngữ dịch, nhưng từ vựng được dịch theo nghĩa thông thường nhất, tách rời ngữ cảnh nhưng vẫn bám sát nghĩa đen. Phương pháp này cũng phù hợp sử dụng khi phương pháp dịch thuật word-for-word khiến câu văn trở nên tối nghĩa.
Ví dụ: She is deaf to all his advice.
⇨ Dịch word-for-word: Cô ta điếc với tất cả những lời khuyên của anh ta.
⇨ Dịch nguyên văn: Cô ta lờ đi tất cả những lời khuyên của anh ta.
Phương pháp dịch thuật thoát ý (Free translation)
Đây là phương pháp dịch khá thông dụng và yêu cầu trình độ thông thạo ngôn ngữ cao nhất. Với phương pháp dịch này, người dịch sẽ thoát ra khỏi ràng buộc của ngôn ngữ gốc, dùng ngôn ngữ dịch để diễn tả ý nghĩa của bản gốc một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh, văn hóa của ngôn ngữ dịch. Hầu hết những câu văn có cấu trúc và ngôn từ sử dụng phức tạp thì việc áp dụng phương pháp này là chính xác nhất. Thông thường, cách dịch thuật tiếng anh theo phương pháp này sẽ thường tạo ra bản dịch dài hơn so với bản gốc. Có thể nhận định, trong 4 phương pháp thì phương pháp dịch này sẽ giúp câu văn trở nên thân thuộc và dễ được chấp nhận bởi người bản xứ.
Ví dụ: The film is beyond any words.
⇨ Bộ phim không chê vào đâu được.
Phương pháp dịch thuật vay mượn (Borrowing Technique)
Vay mượn là một kỹ thuật dịch thuật liên quan đến việc sử dụng cùng một từ hoặc trạng thái biểu cảm trong văn bản gốc và văn bản đích. Trong trường hợp để lấp một khoảng trống về ngữ nghĩa (ví dụ, một kĩ thuật mới, một khái niệm chưa được biết đến) thì phương thức dịch vay mượn là phương thức đơn giản trong tất cả.
Ví dụ:
⇨ email -> email, internet -> internet (vay mượn không thay đổi về hình thức và nghĩa)
⇨ canteen -> căn tin (vay mượn thay đổi về hình thức nhưng không thay đổi nghĩa)
⇨ ozone layer -> tầng ô-zôn (kết hợp cả hai loại hình trên)
Phương pháp dịch thuật sao phỏng (Calque Technique)
Sao phỏng là một phương pháp dịch thuật vay mượn đặt biệt, toàn bộ đơn vị cú pháp được vay mượn, thế rồi các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa.
Khi sử dụng phương pháp dịch thuật sao phỏng, dịch giả có xu hướng tạo ra một từ mới trong ngôn ngữ đích nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ nguồn.
Ví dụ:
⇨ heavy industry -> công nghiệp nặng
⇨ showroom -> phòng trưng bày
Phương pháp dịch thuật tương đương (Equivalence Technique)
Phương pháp dịch thuật này dùng để chỉ những trường hợp khi hai ngôn ngữ cùng mô tả một tình huống nhưng với các phương tiện cấu trúc hoặc phong cách khác nhau.
Ví dụ:
⇨ Ouch! -> Ối!
⇨ The dearest is the cheapest. -> Của rẻ là của ôi.
Phương pháp dịch thuật biến điệu (Modulation Tchnique)
Đây là phương pháp cuối cùng trong 8 phương pháp dịch thuật và ví dụ mà bạn nên biết. Phương pháp này có nghĩa là sự thay đổi trong thông điệp do có 1 sự thay đổi về quan điểm, tức là hiểu một điều gì đó theo một cách nhìn khác. Phương pháp này thích hợp khi dịch nguyên văn hoặc chuyển vị có được một câu dịch đúng ngữ pháp nhưng lại không tự nhiên trong ngôn ngữ dịch. Trong phương pháp biến điệu, ta có thể phân biệt biến điệu tự do / không bắt buộc với biến điệu cố định / bắt buộc.
Ví dụ:
⇨ Lúc mà -> the time, the moment, when, that (biến điệu cố định)
⇨ it is not dificult to show = it is easy to show -> khó có thể diễn đạt được (biến điệu tự do)
Trên đây là 8 phương pháp dịch thuật và ví dụ để các bạn tham khảo và áp dụng. Để nhận thêm các thông tin hữu ích về dịch vụ dịch thuật tiếng anh, dịch thuật hợp đồng, nghề dịch thuật hãy liên hệ ngay đến Trung tâm dịch thuật Vinasite qua hotline 0966 64 8869, hoặc email lienhedichthuat@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ dịch thuật cùng nhiều ưu đãi lớn.
Nhận xét
Đăng nhận xét